Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Văn Quang: Vấn Nạn Lớn Về Người Lao Động Trung Quốc Tại Việt Nam

Viết từ Sài Gòn
 
Tàu Hải giám 262 của Trung Quốc áp sát
 tàu cá QNg96382TS trên vùng biển Hoàng Sa hôm 13-3
(Ảnh: Hinews.cn)

Những băn khoăn, bất bình và không kém phần hài hước về những luật lệ và quy định mới toanh tại VN, còn nhiền chuyện cần phải bàn, xin để bàn sau. Trước mắt, trong thời gian này là chuyện người lao động Trung Quốc (TQ) đã và đang xâm nhập vào hầu hết các công trình, các nhà máy, xí nghiệp từ Bắc vào Nam. Trong khi đó tại biển Đông, bọn bành trướng Bắc Kinh vẫn không ngừng xâm lấn chiếm đóng những hòn đảo vốn thuộc chủ quyền của VN, man rợ hơn chúng thẳng tay khủng bố, bắt giữ, chém giết ngư dân VN kiếm sống trên lãnh hải nước mình.
Trung Quốc ngày càng hung hãn trắng trợn hơn tại biển Đông
Thời gian gần đây, TQ tiến hành một loạt các hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử Biên đội tàu Hải giám 83 cùng trực thăng Hải giám B-7103 và các tàu Hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Văn Quang: Anh Hùng Bị Tố Khai Gian, Cướp Công Đồng Đội

Câu chuyện đầu năm ồn ào nhất VN trong lúc này không còn là chuyện buôn thần bán thánh nữa mà là chuyện đáng chú ý hơn nhiều. Chính tôi cũng phải ngạc nhiên trước nguồn tin một vị được gọi là «anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân» bị chính các đồng đội của mình tố cáo là gian lận, thậm chí cướp công của đồng đội, bịa đặt ra «những trận đánh ác liệt nhất» mà ông chính là một «chiến sĩ anh dũng nhất» giết địch như trò chơi. Đó là ông ông Hồ Xuân Mãn đã từng là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TT-Huế.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Văn Quang: Khi Niềm Tin Đã Mất

Viết từ Sài Gòn
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, đó là chuyện đáng nói nhất ở VN vào lúc này. Trong đó lễ hội ở khắp các đình chùa miếu mạo là những nét chính, một phong tục từ ngàn xưa cha ông ta đã để lại. Nhưng không phải người dân VN nào cũng có cơ hội được đi lễ hội.

Cuộc sống vô cùng khó khăn chật vật, hầu hết những người lao động chưa hết tết đã phải lao vào kiếm sống. Chỉ những người dư giả chút đỉnh hoặc nhà khá giả, nhà giàu mới đủ khả năng đi lễ hội.